Quảng Xương một huyện của xứ Thanh có rất nhiều tiềm năng về du lịch, kinh tế. Bạn đã biết hết về nơi đây nếu chưa bạn hãy đọc 10 điều bạn chưa biết về Quảng Xương Thanh Hóa sau đây sẽ giới thiệu tất tần tận đến bạn đọc các thông tin về Quảng Xương. Để có dịp bạn đến Thanh Hóa thì có thể đến với Quảng Xương thân yêu.
Vị trí địa lý và dân số của Quảng Xương Thanh Hóa
Quảng Xương là một huyện của Thanh Hóa có vị trí nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thanh Hóa; phía bắc giáp thành phố Thanh Hóa và Sầm Sơn còn phía Nam giáp thị xã Nghi Sơn và phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Nông Cống và huyện Đông Sơn.
Quảng Xương có diện tích tự nhiên 174,22 km², chiếm 1,56% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Thanh Hóa. Toàn huyện có 25 xã và 01 thị trấn (là thị trấn Tân Phong) với dân số hơn 203.020 người, chiếm 5,5% dân số toàn tỉnh.
Biển Tiên Trang
Biển Tiên Trang có đường bờ biển dài và thoai thoải bờ biển có rặng phi lao xanh mướt, đặc biệt nước biển trong và cát trắng mịn,… khu du lịch biển Tiên Trang còn mang nét đẹp hoang sơ và lãng mạn do chưa được khai thác nhiều, hiện nay với sự quảng bá rộng rãi nên ngày càng thu hút nhiều khách du lịch gần xa đến tham quan nghỉ dưỡng.
Biển Quảng Nham
Biển Quảng Nham cách TP Thanh Hoá khoảng 25km, biển Quảng Nham Quảng Xương còn giữ được nhiều nét thanh bình. Do có đường bờ biển dài hoang sơ, mang nét riêng nên biển Quảng Nham thanh bình hơn so với các bãi biển trong khu vực.
Đến với nơi này du khách có thể ngắm bình minh, đi chợ cá buổi sáng trên bãi biển đây sẽ là trải nghiệm ấn tượng khó phai đối với mỗi người khi về với Quảng Nham.
Dịch vụ khách sạn nhà nghỉ
Quảng Xương Thanh Hóa là một huyện có nền kinh tế vào diện khá của tỉnh. Quảng Xương là một trong những huyện có tiềm năng về du lịch và thủy, hải sản. Nên hàng năm thu hút lượng lớn khách du lịch và người lao động về đây tham quan, nghỉ ngơi và làm việc. rất nhiều nhà nghỉ có dịch vụ tốt sau đây có thể kể đến một số nhà nghỉ Chính vì vậy tại đây có nhiều nhà nghỉ như: Nhà Nghỉ Ngọc Thảo, Nhà Nghỉ Hương Biển, Nhà nghỉ Trà My, Nhà Nghỉ Minh Quân, Nhà Nghỉ Thanh Bình,…
Đặc sản
Quảng Xương Thanh Hóa chính là nơi trồng nên cây thuốc lào nổi tiếng, thuốc lào Thanh Hóa nổi tiếng lâu đời nhất cả nước .
Thuốc lào được trồng ở vùng đất chua mặn, gần biển nên có hương vị của sương muối tháng 2 và cái nắng lào tháng 3, đặc biệt được chau chuốt bởi người Thanh Hóa cần cù, cẩn thận. Thuốc lào nơi đây là loại thuốc lào có chất lượng tốt nhất, không pha tạp chất và sử dụng thuốc bảo quản.
Di tích lịch sử
Khi nói đến Quảng Xương Thanh Hóa không thể không nhắc đến các di tích lịch sử ở đây, bởi từ thời kỳ dựng nước và giữ nước đã có biết bao sự kiện lịch sử hào hùng tại đây. Chính vì vậy nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử như: Chùa Yên Cát (Chùa Yên Cát được xây dựng vào khoảng niên hiệu Chính trị (1558 – 1571) đời Lê Anh Tông); Khu Nghĩa Trũng, Nghè Làng Kiều (được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng),…
Lễ hội đua thuyền truyền thống
Hàng năm vào đầu xuân năm mới Xã Quảng Nham – Quảng Xương Thanh Hóa lại tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống trên dòng Sông Yên từ sáng mùng 2 tết cho đến mùng 5 Tết âm lịch. Tham gia hội đua thuyền truyền thống có các đội đua đến từ những thôn trong xã. Đây là những trai tráng, giỏi nghề sông nước được các thôn tuyển chọn,, một lượt đấu có 4 thuyền tham gia, các đội đua sáu vòng với cự ly mỗi vòng là 200 m.
Lễ hội đền Phúc
Lễ hội đền Phúc diễn ra từ 18 tháng Chạp đến 16 tháng Giêng với các hoạt động văn hóa thể thao như trẩy mã, tế đại đình, tế nam giao, rước cỗ tế thần,… Mâm cỗ tế thần được chuẩn bị từ đêm hôm trước sau một đêm chuẩn bị cỗ bàn chu toàn, đúng 10 giờ sáng ngày mùng 8 Tết đội phục vụ sẽ tới rước cỗ về đền tế thần.
Những người cao tuổi cầm cờ rước đoàn đầu, tiếp đến là đội trống kèn, bộ phận khiêng cỗ và sau cùng là quần chúng nhân dân.
Giao thông Quảng Xương
Quảng Xương Thanh Hóa có mạng lưới giao thông thuận lợi, với các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Tỉnh lộ 504 và Tỉnh lộ 511. Và có tuyến đường bộ ven biển kết nối các khu kinh tế của huyện với các đô thị, các trung tâm kinh tế lớn và đầu mối giao thông chính của tỉnh như: với thành phố Thanh Hoá và thành phố Sầm Sơn, với thị xã Nghi Sơn – Khu kinh tế Nghi Sơn, với khu công nghiệp Lam Sơn Sao Vàng, với Cảng biển nước sâu Nghi Sơn,…
Lễ hội đón vua Quang Trung
Mỗi khi Tết đến bà con vùng biển đảo Biện Sơn về đền Phúc làm lễ hội đón mừng vua Quang Trung – Nguyễn Huệ (1753-1792). Lễ hội biểu diễn võ thuật cổ truyền, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, đánh cờ người theo nghi lễ dân gian truyền thống.
Trên đây là 10 điều bạn chưa biết về Quảng Xương Thanh Hóa, hy vọng bài viết mang đến bạn đọc nhiều thông tin hay về Quảng Xương Thanh Hóa để có dịp các bạn đến nơi đây.