Ngọc Lặc là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Thanh Hóa có nhiều tiềm năng để phát triển văn hóa du lịch. Nếu có dịp đến với Ngọc Lặc Thanh Hóa, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên cảnh vật, được hòa mình vào không khí trong lành của đất trời, được khám phá những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân nơi đây.
Lịch sử huyện Ngọc Lặc Thanh Hóa
Dựa theo di chỉ khảo cổ, tại Ngọc Lặc Thanh Hóa đã phát hiện di chỉ của cư dân trú ngụ trong các hang động như hang Lộc Thịnh I, Lộc Thịnh II, hang Mộc Trạch vào những năm đầu của thế kỉ XX.
Sau Cách mạng tháng 8, huyện Ngọc Lặc được chia tách thành 17 đơn vị hành chính. Đến năm 1977, theo quyết định của Hội đồng Chính phủ đã sát nhập hai huyện Ngọc Thạch và Lang Chánh thành huyện Lương Ngọc;…Và sau nhiều lần thay đổi, tách ra sát nhập lại thì hiện nay huyện Ngọc Lặc bao gồm 21 xã và 1 thị trấn.
Địa lý của Ngọc Lặc Thanh Hóa
Diện tích tự nhiên của huyện Ngọc Lặc là gần 500km2 với tổng dân số tính đến thời điểm năm 2018 là hơn 136.000 người. Các dân tộc anh em sinh sống trên Ngọc Lặc bao gồm: Kinh, Mường, Dao, Thái. Địa hình đồi núi phức tạp (chiếm đến 40,1% trên tổng diện tích). Phía Bắc giáp với huyện Cẩm Thủy và Bá Thước, phía Nam giáp với huyện Thường Xuân và Thọ Xuân, phía tây giáp với huyện Lang Chánh, phía đông giáp với huyện Yên Định.
Các xã, thị trấn tại huyện Ngọc Lặc Thanh Hóa
Huyện Ngọc Lặc có tất cả là 1 thị trấn và 20 xã. Bao gồm: thị trấn Ngọc Lặc, xã Mỹ Tân, xã Thúy Sơn, xã Thạch Lập, xã Vân Am, xã Cao Ngọc,xã Quang Trung, xã Đồng Thịnh, xã Ngọc Liên, xã Ngọc Sơn, xã Lộc Thịnh, xã Ngọc Trung, xã Phùng Giáo, xã Phùng Minh, xã Phúc Thịnh, xã Nguyệt Ấn, xã Kiên Thọ, xã Minh Tiến, xã Minh Sơn, xã Lam Sơn.
Địa điểm không thể bỏ lỡ khi du lịch tại Ngọc Lặc
Đến với Ngọc Lặc Thanh Hóa, có 1 địa điểm mà bạn không thể bỏ lỡ đó chính là khu di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng hang Bản Bù. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi một phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ mà cũng rất đỗi nên thơ, trữ tình. Không chỉ vậy nơi đây còn là một quần thể di tích có giá trị văn hóa, lịch sự đậm nét.
Đi sâu vào trong hang sẽ có hai ngách. Ngách ở phía dưới có rất nhiều những đồng đẹp, huyền ảo như: Ao Vua, Nung Vua, thác Vàng, thác Bạc, động tiên, cung cấm,.. Ngách trên khô ráo nên đã được lựa chọn làm căn cứ chiến đấu và lưu lại nhiều vết tích. Nơi đây chính là điểm tập hợp và nuôi dưỡng nghĩa quân Lam Sơn, suối Bản Bù là nơi giúp nghĩa quân mai phục và đánh thắng quân Minh xâm lược. Đến với hang Bản Bù, du khách còn được chiêm ngưỡng ngôi chùa Nán thờ Thích Ca Mâu Ni. Nơi đây để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
Các quán ăn ngon tại Ngọc Lặc Thanh Hóa
- Long Huệ – Thịt rừng và Dê Núi
- Phúc Thịnh – Cơm, Bún và các món nhậu
- Bi Bi – Bún chả nướng
- Ẩm thực Mẹt 3 miền
- Tiệm trà TH 1994
Lễ hội truyền thống tại Ngọc Lặc
Lễ hội Pôồn Pôông – nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Mường
Theo tiếng Mường, Pồn có nghĩa là vui chơi, nhảy múa; Pôông có nghĩa là bông (bông hóa); Pôồn Pôông được hiểu là nhảy múa bên hoa. Lễ hội này bắt nguồn từ sử thi “đẻ đất. đẻ nước” nhằm cầu mong cho cuộc sống được ấm no, hạnh phúc và bình an.
Lễ hội gồm có 2 phần chủ yếu là phần lễ và phần hội. Chủ lễ là Âu máy hay còn gọi là bà máy, là người có uy tín, được tin tưởng nhất trong làng sẽ đứng ra làm lễ, cúng bái,.. Đi sau Âu máy cần ít nhất là 6 người đi diễn múa hát xung quanh cây Bông – vật trung tâm của lễ hội Pôồn Pôông. Sau phần lễ sẽ là các trò chơi diễn múa hát xoay quanh cây Bông, thể hiện được phần nào đời sống văn hóa đặc trưng của dân Mường. Đó là những động tác biểu tượng cho quá trình lao động, sản xuất vui chơi hàng ngày như: dựng nhà, chia đất, chia nước, trồng trọt, làm cơm, đuổi thú dữ,… Những tiếng hát giao duyên lời ca hẹn ước hòa vào trong tiếng cồng chiêng nhịp nhàng tạo nên một không khí vô cùng sôi động, rộn rã khắp bản làng.
Lễ hội Pôồn Pôông thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm (bởi đây là mùa hoa Bông nở), vì vậy nếu muốn trải nghiệm, tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo này của người Mường, thì hãy lên kế hoạch đến với Ngọc Lặc vào tháng 3 âm lịch nhé.
Các nhà nghỉ, khách sạn tại Ngọc Lặc
- Nhà nghỉ Bình Thủy
- Nhà nghỉ Phố Cống
- Nhà nghỉ Soái Thảo
- Nhà nghỉ Thanh Thủy
- Khách sạn Ngọc Hiền
- Nhà nghỉ Phương Hồng
- Gold Time Hotel
- Nhà nghỉ Tây Lam Kinh
- Nhà nghỉ Thanh Nam
- Nhà nghỉ Lan Chi
- Nhà nghỉ Hùng Bình
- Nhà nghỉ Hải Anh
- Khách sạn Nghi Sơn
Các bệnh viện, phòng khám uy tín, chất lượng tại Ngọc Lặc
- Bệnh viện Đa khoa Ngọc Lặc
- Phòng khám Hồng Phúc Ngọc Lặc
- Nha khoa thẩm mỹ Ngọc Lặc
- Phòng khám Đa khoa bác sĩ Phạm Thị Trúc
- Chăm sóc sức khỏe Minh Tâm
- Phòng khám Ngoại khoa Việt Pháp
- Thuốc nam gia truyền bà Trạm
- Phòng khám chuyên khoa nội nhi bác sĩ Mai Văn Sâm
- Phòng khám đa khoa Thiện Quang
- Nha khoa Thanh Hải
Hệ thống các chi nhánh ngân hàng tại Ngọc Lặc Thanh Hóa
- Agribank huyện Ngọc Lặc – phòng giao dịch Lam Sơn
- Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – phòng giao dịch Ngọc Lặc
- Chi nhánh ngân hàng Quân đội – MBbank tại huyện Ngọc Lặc
- Chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng Vietcombank – huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa
- Chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng BIDV huyện Ngọc Lặc
Lời kết
Như vậy, tại bài viết mình đã tổng hợp cho các bạn 10 điều thú vị nên biết về huyện Ngọc Lặc Thanh Hóa. Hy vọng với những thông tin bổ ích ở trên sẽ giúp cho bạn có được những chuẩn bị tốt nhất khi đến với Ngọc Lặc.